Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Shogun 2: Long hổ phong vân

“Vua quỷ” Oda Nobunaga (1534 – 1582)

Sinh ra trong gia đình dòng dõi Oda, Nobunaga đã trở thành một trong những sứ quân nổi tiếng nhất lịch sử Nhật Bản giai đoạn Sengoku. Năm 5 tuổi, trở thành thành chủ của lâu đài Nagoya, năm 13 tuổi, Nobunaga đã bắt đầu học đánh trận và kỹ thuật quân sự, năm 18 tuổi đã thống lãnh quân đội dẹp tan thế lực phản loạn của Oda Nobutomo. Suốt giai đoạn những năm từ 1558 đến hơn 20 năm sau đó, Oda Nobunaga là nỗi kinh hoàng trên khắp đất Nhật, là mối hiểm họa thực sự của tất cả những sứ quân có ý định chống lại ông.


Năm 1582, trong cuộc chinh phạt tỉnh Bitchu, đánh tan tác quân lực của dòng họ Takeda, Oda Nobunaga đã bị kẻ thân cận là Akechi Mitsuhide làm phản. Ông bị giết trong lúc đang trú tại chùa Honno với rất ít hộ vệ xung quanh. 11 ngày sau cái chết của Nobunaga, Akechi Mitsuhide cũng phải đền mạng dưới tay bộ tướng của Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi trong trận Yamazaki.


Nổi tiếng trên chiến trường với bộ giáp sắt màu đen, mô phỏng theo bộ giáp phục của quân đội châu Âu, Oda Nobunaga cũng sở hữu riêng một kho súng ống từ phương Tây cho quân đội của mình. Chú ý rằng quân đội của Nobunaga hoàn toàn không hề tinh nhuệ như các sứ quân khác nhưng thực tế rằng, ông gần như chỉ biết tới thắng lợi. 

Người đời nói rằng tính cách quật khởi của Nobunaga chính là động lực khiến cho những người lính của ông sẵn sàng xông qua biển lửa rừng chông để chiến đấu. Nobunaga cũng là tướng quân đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản xóa bỏ hoàn toàn chế độ tuyển mộ lính theo mùa mà hướng tới quân sự chuyên nghiệp – chiến đấu quanh năm. Biệt danh Vua Quỷ đến từ sự bạo tàn của Oda Nobunaga trong chiến dịch năm 1571, khi ông ra lệnh giết tất cả những người theo đạo Phật, kể cả trẻ em, người già, phụ nữ.

“Con hổ xứ Kai” Takeda Shingen (1521 – 1573)

Là con út của dòng họ nổi tiếng hung bạo Takeda Nobutora, Shingen thừa hưởng tính cách gia truyền. Biệt danh “Con hổ xứ Kai” xuất phát từ sự điên cuồng của ông ta trên chiến trường. 

Những mối tình trắc trở với biết bao người đàn bà (gần 30 người), sự bất hòa trong chính dòng tộc (tiếm ngôi và trục xuất chính cha ruột), những trận chiến với kẻ thù không đội trời chung, Uesugi Kenshin, niềm đam mê bất tận với thơ ca và âm nhạc của Takeda Shingen đã trở thành huyền thoại trong cuộc đời vị sứ quân giàu tham vọng này nói riêng và lịch sử Nhật Bản nói chung.


Quân lực của Takeda Shingen được biết tới như một trong những đội quân tinh nhuệ nhất thời Chiến Quốc, dưới sự chỉ huy của 24 vị tướng “sức địch muôn người”. Năm 1573, cả nước Nhật đương thời chỉ có Takeda là đủ sức mạnh và trí lực để đương đầu với thế bão cuốn của Oda Nobunaga. Thế nhưng, vì một lý do khó hiểu, Takeda qua đời ngay trong doanh trại, người thì cho rằng ông đã bị ám sát bởi một gã bắn lén, có thuyết lại nói rằng vết thương cũ của Takeda tái phát.


Cái chết của Takeda đã khiến cho chính kẻ thù của ông, Uesugi Kenshin phải rơi lệ. Tương truyền, Uesugi đã cấm toàn bộ Samurai và gia nhân trong phủ được nghe nhạc trong suốt 3 ngày để tỏ lòng thương tiếc “con hổ xứ Kai”. Sau đó, Kenshin đã thề rằng sẽ không bao giờ tấn công đất của Takeda nữa.

“Con rồng xứ Echigo” Uesugi Kenshin (1530 – 1578)

Cuộc đời của Takeda Shingen gắn liền với chính kẻ địch của ông ta, Uesugi Kenshin và ngược lại. Trong khi Takeda được mệnh danh là “Con hổ xứ Kai” thì Uesugi mang tên “Con rồng xứ Echigo”. Hai bên kẻ tám lạng người nửa cân tranh giành nhau suốt hơn bao nhiêu năm trời (1553 đến 1564), cũng giống như thần thoại Trung Quốc: Rồng và Hổ luôn giao tranh với nhau nhưng chẳng có bên nào giành được thắng lợi cuối cùng.


Trong thực tế, Uesugi Kenshin đã từng suýt giành thằng lợi trước Takeda Shingen. Trận Kawanajima lần thứ 4 (năm 1561), Uesugi đã chia quân lực của mình ra làm nhiều lớp, lớp đầu bị thương và mệt thì sẽ lui lại cho lớp thứ 2 thay thế. Chiến thuật này hiệu quả tới mức suýt chút nữa thì những cuộc giao tranh huyền thoại giữa Rồng và Hổ chấm dứt.

Đánh nhau nhiều là vậy nhưng chính Kenshin và Shingen lại rất hay giúp đỡ lẫn nhau. Shingen đã từng tặng cho đối thủ của mình một thanh gươm rất quý. Có một dạo các sứ quân kiên quyết không gửi muối cho Shingen (muối là sản phẩm rất quý thời đó), chính Kenshin đã bí mật chuyển muối đến xứ Kai, hỗ trợ cho Shingen. Kenshin cho rằng: “Chiến tranh phải được giải quyết bằng gươm giáo chứ không phải gạo và muối”.


5 năm sau cái chết của Hổ, con Rồng xứ Echigo cũng ra đi. Cái chết của Uesugi Kenshin vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp. Ông bị ám sát hay chết vì bệnh ung thư dạ dày, chẳng ai có thể trả lời được. Những lời cuối cùng của Uesugi như một bài thơ tuyệt mệnh: “Bốn mươi chín năm. Giấc mơ một đêm. Sống trọn kiếp người. Như chén Sake đầy ắp”.

Chúa quỷ Shimazu Yoshihiro (1535 – 1619)

Tuy rằng Yoshihisa mới là sứ quân của vùng Satsuma nhưng em trai của ông ta mới thực sự là đầu lĩnh trong mọi kế hoạch của dòng họ Shimazu. Con trai thứ 2 của sứ quân Shimazu Takahisa, Yoshihiro đã trở thành một trong những vị tướng lĩnh đáng sợ nhất trong thời kỳ Sengoku. 

Bình sinh là một tay gan dạ và cực kỳ hung mãnh trên chiến trường, Yoshihiro cho đến những năm tuổi đã ngoại lục tuần vẫn vô cùng sung mãn. Tương truyền, năm 1572, trong trận Kizakihara, chỉ với 300 quân, Shimazu Yoshihiro đã nghiền nát 3000 quân của Ito Yoshisuke.


Thế nhưng, chiến công làm nên cái tên “Chúa quỷ Shimazu” lại đến khi ông đã vào tuổi… 63. Năm 1598, trong chiến dịch bao vây vùng Sacheon, 37000 quân Minh (hỗ trợ Triều Tiên lúc đó) đã bị 7000 quân của Yoshihiro đánh tan tác. Sử Nhật Bản ghi lại, hơn 30 nghìn cái đầu của quân Minh nằm dưới chân Yoshihiro và binh lính. Nhà Minh khiếp hãi gọi đội quân của Yoshihiro là “Những con quỷ Shimazu” – Oni Shimazu.


Lẽ ra Yoshihiro đã vào phe của Tokugawa Ieyasu trong trận chiến thống nhất Nhật Bản Sekigahara sau này, nhưng ông lại chọn Mitsunari vì bị tướng của Ieyasu, Tori Mototada sỉ nhục. Thế nhưng, Yoshihiro không được Mitsunari trọng dụng, mọi kế sách của ông, kể cả việc tấn công doanh trại Ieyasu vào ban đêm đều không được chấp thuận. 

Về sau, Mitsunari thất bại nhưng, 1500 lính dưới sự chỉ huy của Yoshihiro chiến đấu điên cuồng trong vòng vây khép chặt của 30000 quân Ieyasu và thật khó tin là họ thoát được dù tổn thất rất nặng nề. Nể phục tài năng của Yoshihiro, Ieyasu cho dòng họ Shimazu được giữ lại những gì thuộc về họ. Năm 1619, “Chúa quỷ Shimazu” qua đời và tất cả những tùy tùng của ông đều tự sát sau đó.

“Bất bại tướng quân” Tadakatsu Honda (1548 – 1610)

Người chơi Shogun 2 sẽ có dịp gặp mặt vị tướng quân dũng mãnh nhất thời Chiến Quốc Tadakatsu Honda, người luôn trung thành với Ieyasu Tokugawa, sứ quân sau này thống nhất Nhật Bản. 

Tadakatsu Honda sinh ra tại Mikawa, con trai của ông, Tadamoto và Tadamasa đã trở thành các sứ quân của Otaki và Kunawa sau này trong khi vị tướng quân dũng mãnh nhất lịch sử bị ghẻ lạnh. Không có chiến tranh, những người như Honda buộc phải chấp nhận cuộc sống ẩn cư sau khi Ieyasu thống nhát Nhật Bản.


Trước đó, Tadakatsu nổi tiếng trên khắp các chiến trường, qua hơn 60 trận chiến lớn nhỏ, ông luôn là người đi đầu, hăng hái nhất, dũng mãnh nhất, là một trong Tứ đại thiên vương của Ieyasu thời bấy giờ. Điều đáng ngạc nhiên đó là Honda chưa từng chịu bất kỳ một vết thương đáng kể nào trong cuộc đời chinh chiến của mình, người ta tôn vinh ông là “Bất bại tướng quân” – người vượt qua cả cái chết.


Oda Nobunaga từng khen ngợi Honda rằng ông là “Samurai của các Samurai”, còn Toyotomi Hideyoshi khẳng định ông là Samurai số 1 phía Đông, phía Tây là Tachibana Muneshige. Không chỉ dũng mãnh, Honda còn là người chỉ huy rất giỏi. Đội súng hỏa mai do ông chỉ huy được chia làm 3 lớp: Lớp 1 bắn trong khi lớp 2 thay đạn và lớp 3 lau nòng súng.

Vũ khí của Tadakatsu Honda là một trong 3 ngọn thương huyền thoại của Nhật Bản. Cây thương này mang tên Tobo Giri (cắt chuồn chuồn) vì tương truyền rằng nó sắc bén đến mức một con chuồn chuồn không may đậu vào đã bị cắt làm đôi.

Yukimura Sanada – Người trăm năm có một (1567 – 1615)

Kẻ địch đáng sợ nhất trong cuộc đời chinh chiến của Tokugawa Ieyasu không ai khác ngoài Yukimura Sanada. Nổi tiếng khắp giới Samurai thời Chiến quốc vì khả năng cầm quân và sự dũng mãnh hiếm kẻ nào bì kịp, Yukimura và cha mình, Masayuki đã thằng vô số trận lớn nhỏ với quân lực đôi lúc, yếu kém hơn rất nhiều so với kẻ địch.


Điển hình trong đó là chiến thắng trước 30000 quân của Ieyasu tại Osaka năm 1614 trong khi trong tay Yukimura lúc đó, chỉ có hơn 6000 quân. Trận Tennoji – trận chiến cuối cùng của Yukimura sau đó 1 năm đã có lúc, tưởng chừng như chiến thắng đã nằm trong tay ông.

 Đạo kỵ binh của “con quỷ giáp đỏ” đã không biết bao nhiêu lần lao thẳng vào trại chính của Ieyasu. Tình thế nguy ngập đến mức Ieyasu suýt nữa tự vẫn trong doanh trại để bảo toàn danh dự.

Thế nhưng sau đó, lực lượng của Ieyasu càng lúc càng tăng trong khi Yukimura đã lâm vào thế cùng lực kiệt. Cuối cùng, điều gì phải đến cũng đã đến, Yukimura bị thương nặng và bị bao vây. 

Trong vòng vây quân thù, ông đã nói: “Ta là Yukimura Sanada, một kẻ địch mà chắc chắn sẽ có giá đối với các ngươi. Nhưng nay ta đã hết sức rồi. Hãy giết ta đi”. Ieyasu đã cảm kích mà rằng: “Ngươi chính là chiến binh số một Nhật Bản” trước khi hạ sát kẻ địch nguy hiểm nhất cuộc đời mình.



1 nhận xét:

  1. SteelSeries
    In addition to titanium bike frame metal, the mens titanium wedding bands SteelSeries Stainless SteelSeries also offers stainless steel double titanium mens ring edge handle for the blade. titanium dab nail The stainless steel-steel titanium tube handle is designed to

    Trả lờiXóa